Support 24/7

0968.212.696

10 lưu ý bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách và bảo vệ sức khỏe

  09-11-2021
1. Phân loại những loại trái cây và rau củ không nên bảo quản trong tủ
Ngăn mát là nơi chứa đa dạng thực phẩm nhất nên mùi hôi trong tủ lạnh dễ hình thành nhất là ở ngăn này, vì vậy bạn cần phân loại thực phẩm trước khi cho vào ngăn mát tủ lạnh nhất là các loại trái cây, rau củ.
 
Các loại trái cây và rau củ như chuối, dưa hấu, đu đủ, bí xanh,... dễ bị lão hóa trong tủ lạnh nên hạn chế bảo quản trong tủ, có những loại trái cây vỏ xanh thì quá trình chín sẽ được thúc đẩy khi để trong tủ lạnh. Vì những thực phẩm này có khả năng phát ra ethylene​, gây ảnh hưởng trực tiếp đến những thực phẩm khác trong tủ lạnh.
 
Phân loại những loại trái cây và rau củ không nên bảo quản trong tủ
 
2. Phân loại thực phẩm theo thời gian
Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ, để bạn không bị quên và lỡ mất hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm. Ngoài ra những thực phẩm nào dễ bị hư hoặc có thời gian sử dụng ngắn nên để ở những vị trí dễ tìm và không nên để quá lâu tránh tình trạng thực phẩm bị hư mà vẫn để trong tủ lạnh. 
 
Phân loại thực phẩm theo thời gian
 
Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ
3. Bảo quản thức ăn sống và chín
Trong tủ lạnh nếu để chung thực phẩm sống và chín trong cùng một nơi sẽ xảy ra hiện tượng "nhiễm chéo" vi sinh vật từ những thực phẩm tươi sống sang thực phẩm chín. Do đó, thực phẩm cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín, không chỉ vì tránh “nhiễm chéo” thực phẩm, mà còn vì chất lượng và tránh trường hợp thức ăn bị ướp mùi của món ăn khác.
 
Ngoài ra, các loại thực phẩm chín hoặc các món ăn chuẩn bị sẵn nên để thức ăn nguội hẳn mới cho vào hộp đựng thực phẩm và giữ lạnh trong tủ. Nếu cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh sẽ làm thức ăn bị biến chất, ngưng đọng hơi nước và tác động không tốt cho sức khỏe khi ăn.
 
Để chung thực phẩm sống và chín trong cùng một nơi sẽ xảy ra hiện tượng "nhiễm chéo"
4. Để ráo nước thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh
Những thực phẩm tươi sống như rau quả, thịt cá,... bạn cần phải làm sạch và để khô thực phẩm rau củ, hoa quả trước khi cho vào tủ, có như vậy thì trong tủ lạnh sẽ không bị đọng nước ở các ngăn chứa, ngăn ngừa vi khuẩn hình thành, rau củ cũng không bị hư hay biến màu do ảnh hưởng của độ ẩm.
 
Thực phẩm ráo hết nước mới được cất trữ trong tủ lạnh
5. Bọc kín thực phẩm trước khi cho vào tủ
Dù là ngăn mát hay ngăn đông thì bạn vẫn phải bọc kín thực phẩm rồi mới cho vào tủ bảo quản, nhưng thực phẩm nóng phải để nguội mới cho vào tủ lạnh.
 
Đậy kín những thực phẩm có mùi hôi hoặc mùi nặng trước khi để vào tủ lạnh bảo quản nhằm tránh gây mùi khó chịu trong tủ, đồng thời sử dụng tấm bọc kín thức ăn sẽ giúp bảo vệ được hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.
 
Bọc kín thực phẩm trước khi cho vào tủ
 
Bọc món ăn cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh
6. Không dùng túi nilon màu bảo quản
Túi nilon màu là túi nilon tái chế, thường rất độc hại, nhất là loại màu đen, chứa nhiều phẩm độc dễ gây bệnh cho người dùng có thể dẫn đến ung thư. Người tiêu dùng Việt Nam đa số sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm, đồ ăn nên trong tủ lạnh chứa đầy túi nilon là không thể tránh khỏi.
 
Bạn có thể bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bằng túi nilon nhưng với điều kiện đó không phải túi nilon tái chế, tốt nhất là bạn nên bảo quản thực phẩm trong hộp kín bằng nhựa hoặc thủy tinh.
 
Không dùng túi nilong màu bảo quản
 
Dùng hộp bảo quản thực phẩm
7. Sắp xếp thực phẩm hợp lý
Những thực phẩm sau khi đã cho vào hộp bạn để gọn gàng vào tủ lạnh, không nên chồng chất quá nhiều thực phẩm vào tủ vì sẽ làm nhiệt lạnh bị tắc nghẽn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình bảo quản thực phẩm. Những đồ ăn gần hết hạn hoặc sử dụng liền nên để phía ngoài để tiện lấy, bạn sẽ không mất thời gian tìm kiếm.
 
Ngoài ra nên cho thực phẩm mới vào ngăn đông đá để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhằm đồ để lâu.
 
Sắp xếp thực phẩm hợp lý
 
Những đồ ăn gần hết hạn hoặc sử dụng liền nên để phía ngoài để tiện lấy
8. Rã đông thực phẩm đúng cách
Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng ngay tránh trường hợp đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm. Đối với thực phẩm thịt bạn có thể rã đông nhanh chóng bằng cách ngâm thịt trong hỗn hợp nước thường, muối, giấm trong vòng 10 phút. 
 
Khi lấy thực phẩm từ trong tủ lạnh, chúng ta thường có thói quen cho vào nước nóng để làm tan đá điều này sẽ làm giảm chất dinh dưỡng. Chúng ta nên cho thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn mát để làm tăng nhiệt độ từ từ sau đó mang ra ngoài thì thực phẩm sẽ tan đá và không bị mất chất dinh dưỡng.
 
Rã đông thực phẩm đúng cách
 
Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng ngay
9. Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất hơn 30% chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết.
 
Ngoài ra, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Vì thế, nên dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.
 
Không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh
 
Thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh sẽ bị giảm hàm lượng dinh dưỡng
10. Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh
Vệ sinh tủ lạnh ít nhất 1 lần trong mỗi tuần để đảm bảo sự sạch sẽ và gọn gàng của tủ. Điều này sẽ hạn chế vi khuẩn cũng như mùi hôi phát sinh bên trong tủ, giúp thực phẩm được bảo vệ tốt hơn.
 
Trong tủ lạnh hay có hiện tượng đọng đá, những nước đá đọng này có từ những thực phẩm trước nên sẽ khiến thực phẩm sau bị lây nhiễm vi khuẩn, vì vậy bạn cần lưu ý đến chế độ vệ sinh tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn cũng như mùi hôi phát sinh bên trong tủ, giúp thực phẩm được bảo vệ tốt hơn.

Bài viết liên quan

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn

090 345 2202
0968.212.696